Những Lưu ý khi thi công tấm lợp lấy sáng

Với nhiều ứng dụng và tính năng nổi bật của tấm lợp lấy sáng, Hiện nay các công trình thường xuyên sử dụng sản phẩm này như một phần đóng góp cho việc tiết kiệm năng lượng, đồng thời tiết kiệm chi phí cũng như bền, đẹp hơn so với các sản phẩm cùng loại, một trong những tính năng mà được nhiều người quan tâm đó chính là khả năng lấy sáng tự nhiên cao, vấn đề thứ hai đó chính là khả năng chống lại các tia cực tím.

Tuy nhiên trên thị trường hiện nay hầu hết các đơn vị cung cấp sản phẩm mang tính chất thương mại nhiều, chưa thực sự là đơn vị thi công chuyên nghiệp. Chung tôi, đơn vị phân phối kiêm thi công các công trình về tấm lợp thông minh đã có nhiều năm hoạt động và tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc thi công mái lợp lấy sáng. Một số vấn đề thương xuyên gặp phải trong quá trình thi công hoặc thi công một thời gian đó là cách lựa chọn màu chưa hợp lý, dẫn đến việc ánh sáng xuyên qua quá nhiều hoặc quá ít, không đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng, vấn đề thứ hai thường xuyên gặp phải đó chính là ố, mốc hoặc có rêu xanh khi mái đã đi vào hoạt động một thời gian.

tamlaysang

Để khắc phục được vấn đề, trước hết chúng ta hãy tìm hiểu một số nguyên nhân sau đây:

Chất lượng tấm lợp sáng:

Trên thị trường có rất nhiều loại tấm lợp lấy sáng khác nhau, thành phần và chất lượng cũng khác nhau, giá thành chênh lệch không đáng kể. Thông thường, tấm lợp trong suốt UPVC có tuổi thọ trên 20 năm. Vậy có rất nhiều tấm lợp lấy sáng chưa đạt chuẩn chất lượng để sử dụng ngoài trời, lớp chống tia cực tím quá mỏng, với hàng tiêu chuẩn lớp này dược dày dặn hơn, từ đó bảo vệ sản phẩm được lâu bền hơn. hoặc là do lựa chọn tấm quá mỏng, khi bị nước động lại mái sẽ bị võng xuống, khiến nước không chảy ra ngoài được.
Kỹ thuật thi công:

Đây là một yếu tốt rất quan trọng, Bộ phận kỹ thuật của Tongkhotamlop.com đã đưa ra một số lời khuyên cho người sử dụng để bạn có một công trình bền vừng và thẩm mỹ hơn.
Chọn tấm lợp trong suốt: Nên chọn tấm lợp có lớp chống tia UV cao theo tiêu chuẩn chống chịu thời tiết. Độ dày là 1,0-1,2-1,5mm phù hợp với cấu trúc khung xương mái và khả năng chịu lực của mái, khả năng chịu được sức gió thổi.

Thiết kế mái: yêu cầu độ nghiêng của mái là 100mm/m. Với độ nghiêng, sẽ giúp nước mưa sẽ thoát nhanh và tốt hơn. Đối với tấm lợp lấy sáng composite thì các bạn nên chọn tấm có độ dày lơn, như 2mm chẳng hạn, đối với tấm lợp nhựa thông minh, các bạn có thể chọn những tấm có độ dày từ 3,6mm đến 6mm.

Khi thiết kế khoảng cách đà ngang và dọc: cần tính tới độ chịu tải của tấm lợp trog suốt theo độ dày và yêu cầu chịu tải của công trình( Khảng cách giữa 2 xà gỗ <900mm, gối chồng giữa 2 tấm = 200mm)

Trong quá trình lắp đặt: Nên tránh việc bước trực tiếp lên tấm lợp, vì sẽ làm bề mặt tấm và lớp UV sẽ bị xước sẽ làm giảm tuổi thọ của tấm.

Tránh sử dụng keo Silicon kết nối hai tấm vì sẽ làm giảm giãn nhiệt của tấm, gây ra hiện tượng tạo ứng suất, gây ra vỡ tấm lợp sau khi sử dụng

Nên sử dụng băng keo bịt 2 đầu tấm để tránh hiện tượng rêu mốc, tích tụ bụi bẩn

Các bạn có những thắc mắc hoặc cần thi công tấm lợp, vui lòng liên hệ với chúng tôi, mọi giải đáp của quý khách sẽ được chúng tôi tư vấn một cách miễn phí và tận tình.

Công TY CP xây dựng trường cát

Số 36 – lô 7 – Đất dịch vụ Mỗ Lao – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 0966.933.696

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo
0937.025.456